TẦM QUAN TRỌNG CỦA BỘ RỄ KHỎE MẠNH
Từ sâu trong lòng đất, luôn chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà con người thường hay bỏ qua và là tiền đề cho sự phát triển của thực vật. Luôn có một hệ thống ngầm đang hoạt động ngày đêm để đem lại nguồn sống cho các loài thực vật trong các khu rừng, nông trại hoặc vườn tược, mà không xa lạ gì chính là hệ thống rễ cây.
Vậy bộ rễ có ý nghĩa như thế nào đối với cây trồng?
Mục lục:
|
1. Rễ cây là gì?
Rễ cây hay được biết đến như một cơ quan dinh dưỡng bậc cao của cây, là bộ phận thuộc cơ quan dinh dưỡng của cây thường phát triển dưới mặt đất. Bộ rễ đảm nhiệm nhiều chức năng như:
- Hấp thụ nước và khoáng chất để nuôi sống cây
- Tăng độ bám của cây với đất
- Dự trữ chất dinh dưỡng cho cây
Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và muối khoáng hòa tan trong nước để chuyển lên các cơ quan trên mặt đất (thân và lá). Rễ còn có chức năng cơ học: Giữ chặt cây vào đất, bám vào giá thể, một số rễ cây còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, ở một số loài rễ cây còn có khả năng tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng, tham gia vào quá trình hô hấp và quang hợp của cây.
Cấu trúc của rễ chia thành 4 miền chính:
- Miền trưởng thành (dẫn truyền)
- Miền hút (hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan)
- Miền sinh trưởng (làm cho rễ dài ra)
- Miền chóp rễ (che chở cho đầu rễ)
Xung quanh chóp rễ có các tế bào hóa nhầy hoặc tế bào tiết ra chất nhầy để giảm bớt sự ma sát của đất.
Bên cạnh đó, rễ còn chia ra thành hai kiểu rễ:
Hệ rễ trụ và hệ rễ chùm. Ngoài ra, còn có những rễ phụ mọc ra từ thân cây, cành cây và có khi từ lá cây.
- Hệ rễ trụ (rễ cọc): Gồm có rễ chính lớn, mọc thẳng và phát triển từ rễ cấp 1 hay còn gọi là rễ phôi. Từ rễ phôi sẽ phát triển thêm thành các cấp rễ khác dưới lòng đất.
- Hệ rễ chùm: Thường không có rễ chính như hệ rễ trụ, bộ rễ gồm nhiều rễ con được sinh ra trực tiếp từ mấu dưới của thân. Hình dạng và kích thước của chúng tương đối đồng đều với nhau.
Dựa vào đặc trưng của từng loại rễ mà có thể dễ dàng phân biệt chúng với nhau, hệ rễ trụ thường xuất hiện ở cây hạt trần và cây hai lá mầm. Còn cây 1 lá mầm thường có cấu tạo rễ chùm.
2. Các bệnh thường gặp ở rễ cây
Thông thường, người ta sẽ sử dụng cách nhân giống cây bằng kỹ thuật cắt cành rồi ngâm vào nước, đợi mấy ngày cho ra rễ rồi mối đem đi giâm xuống đất, đặt vào chậu hoặc bầu ươm cây. Tuy nhiên, cũng tùy thuộc vào khả năng phát triển và độ tương thích phù hợp để lựa chọn cách trồng và ươm cây phù hợp nhất; đồng thời, việc lựa chọn loại đất phù hợp, ánh sáng đến các loại chậu hoặc bầu ươm hợp lí cũng góp phần giúp cây phát triển tốt hơn.
Đất là một yếu tố quan trọng, luôn tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng và khoáng chất sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây. Tuy nhiên, việc tưới tiêu không kiểm soát hoặc có kế hoạch rõ ràng sẽ gây nên tình trạng úng cục bộ. Do đất bị ngậm nước trong thời gian dài, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công bộ rễ. Bệnh thối rễ lây lân rất nhanh, nếu không hành động kịp thời, cây sẽ chết.
3. Tầm quan trọng của bộ rễ khỏe mạnh
Có một mối quan hệ mắc xích nhất định giữa bộ rễ và tán lá cây được các nhà khoa học nhắc đến với cụm từ ‘trên sao dưới vậy”. Có ý muốn ví rễ cây như một hệ thống nội tại bên trong cây, cây muốn đẹp và phát triển tốt luôn cần một bộ rễ khỏe để vận hành dinh dưỡng nuôi cây. Nếu ánh sáng là thức ăn, nước là thức uống thì rễ cây sẽ là bộ máy hấp thụ và vận chuyển các chất dinh dưỡng và khoáng chất đến các cơ quan khác để nuôi sống toàn bộ cây.
Rễ là nguồn sống của cây trồng, có vai trò trong việc hấp thụ và vận chuyển các chất đến lá cây, nơi chúng đủ điều kiện để có thể tiếp xúc và tương tác với ánh sáng mặt trời. Quá trình quang hợp tạo nên diệp lục, đồng thời chất khác như đường, hương và năng lượng cho cây cũng được tạo ra. Ở một số nghiên cứu khác, rễ sẽ đóng vai trò then chốt trong việc tiết ra các hợp chất gây ảnh hưởng đến các vi sinh vật trong đất để bảo vệ cây trồng khỏi một số loại bệnh tật nhất định.
4. Hiểu được bộ rễ mới trồng được khu rừng
Hiểu rõ nhu cầu và đặc tính của từng loại rễ cây sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình ươm cây, cải tạo đất và chăm sóc cây sau này. Năng suất của cây sẽ phụ thuộc vào độ khỏe mạnh cảu bộ rễ và sự phát triển của cây. Một khi đảm bảo được các yếu tố trên, cây trồng tuyệt nhiên sẽ phát triển khỏe mạnh.
Đối với những người đang làm quen với vườn ươm tại gia, thì sẽ có hai loại hình trồng trọt cơ bản bao gồm:
- Vườn trồng rau truyền thống: Một khu vườn trên mặt đất là một lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu và phát triển khu vườn xanh của bạn trong tương lai. Hãy bắt đầu từng bước một bằng việc cung cấp đủ khoáng chất cần thiết cho lớp đất trồng thêm phì nhiêu, phân ủ và chất hưu cơ cũng là một ý kiến hay giúp quá trình được đẩy mạnh. Hãy chọn những vườn ươm uy tín và lựa chọn những hạt giống chất lượng nhất để đem lại năng suất cao nhất vào mùa thu hoạch đầu tiên của khu vườn.
- Bầu ươm cây và chậu truyền thống: Với những hộ gia đình sống ở các khu chung cư cao tầng hoặc các khu đô thị hạn chế về diện tích đất. Việc lựa chọn vật liệu trồng cây và tạo ra một khu vườn ngoài ban công hoặc trên sân thượng là điều vô cùng cần thiết. Việc quan trọng khi trồng cây trong chậu là phải làm sao để giữ đất luôn tơi xốp, thoát khí và không bị ngập úng. Khi trồng cây trong chậu, hiện tượng xoắn rễ cũng thường xuyên xảy ra.
Với cấu tạo từ nhựa PVC, tạo nên sự dẻo dai và chắc chắn cho sản phẩm. Bầu ươm cây Ecopot có thiết kế tiên lợi cho việc sử dụng, giúp các nhà vườn sẽ dễ dàng xử lý được các vấn đề về cung cấp đủ oxy cho đất, tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi oxy của rễ cây. Giúp rễ cây khoẻ mạnh và phát triển tốt. Mang lại lợi nhuận cao cho người chăm sóc vườn ươm.
Bên cạnh đó, với thiết kế bề mặt lồi lõm đa chiều, cùng vô số lỗ thoát nước trên khắp bề mặt bầu ươm. Sẽ giúp chống lại vấn đề ngập úng rễ, hỗ trợ cho bộ rễ sinh trưởng khoẻ mạnh. Hiểu được nhu cầu để chăm sóc bộ rễ khỏe mạnh, thì mới có thể phủ xanh được một khu rừng.
Đọc thêm: Xu hướng trồng cây thông minh