Phân biệt vải địa kỹ thuật: không dệt và dệt
Vải địa kỹ thuật là loại vật tư làm từ nguyên liệu Sợi Polypropylene hay PE thường được sử dụng để gia cố nền đường, phối hợp với các tấm vỉ thoát nước để nhằm phân cách, lọc, bảo vệ cũng như giúp thoát nước cho sàn bê tông.
Mục lục:
|
1. Vải địa kỹ thuật không dệt là gì?
Vải đại kỹ thuật không dệt được xem là loại vải kỹ thuật có ứng dụng rộng nhất trong cuộc sống, từ những công dụng trong đời thường như lót chậu trồng cây lọc đất sân thượng, thoát nước cây trồng đến các ứng dụng trong công trình cảnh quan như: chống thấm sàn sân thượng trồng cây, xây hồ cá, gia cố nền đất,… Vải địa không dệt được làm từ sợi polypropylene dài ngắn đan xen lẫn nhau. Vải địa có cấu trúc bền chắc, có tính ổn định cao và chịu được thiệt hại tốt từ áp lực của công trình xây dựng nhờ quá trình xuyên kim và ép nhiệt.
- Vật liệu: Sợi Polypropylene
- Diện tích: 1000m2
- Chiều dài / rộng: 250m x 4m
- Khối lượng: 105g / m2
- Chiều dày: 1.1mm
- Lực chịu xé lớn nhất: 240N
- Lực kháng nguyên CBR: 1.250N
Còn được biết đến như là một loại vải không dệt thường được sử dụng để phân tầng giữa các lớp thực vật, đất, đá và vỉ thoát nước trong các công trình. Đặc biệt, lớp vải này còn được dùng để bảo vệ các lớp nền khác nhau trong xây dựng. Vải địa có tính chất đàn hồi cao và được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau. Có thể đáp ứng với mọi yêu cầu của từng loại công trình.
2. Sự khác biệt giữa vải địa kỹ thuật không dệt và dệt.
Giống nhau: Vải địa kỹ thuật không dệt và vải địa kỹ thuật dệt đều được làm từ nguyên liệu là sợi PP – Polypropylene hoặc PE – Polyester nguyên sinh và có chung thành phần hóa học. Ở Việt Nam hiện nay, đã có cơ sở sản xuất có thể làm chủ được công nghệ và sản xuất đảm bảo đúng chất lượng theo tiêu chuẩn thế giới. Cả hai loại đều là vật liệu kỹ thuật và được sử dụng trong lĩnh vực xử lý nền đất yếu, cầu đường. Đặc biệt vải địa kỹ thuật dệt, vải địa kỹ thuật không dệt đều có tính năng gia cường, phân cách nền đất yếu, kháng UV – tia cực tím, cũng như khả năng thân thiện, bền với môi trường.
Vải địa kỹ thuật không dệt: thường được ký hiệu một số loại như: ART ,HD, TS: (ART7, ART9, ART12, ART15, ART17,…) trong đó ART7 là loại được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay vì giá hợp lý và có độ dày phù hợp.
Vải địa tiền thân của nó xuất xứ là một loại vải lọc, dùng để che chắn sự xói mòn và rửa trôi đất. Qua thời gian sử dụng chúng được đưa vào trong các ứng dụng kỹ thuật xây dựng gia cố nền đất yếu. Không những thế, chúng được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các công trình phức tạp và ngày càng bắt buộc trong công tác xử lý nền móng.
- Chiều dày: 1.1mm.
- Lực chịu xé lớn nhất: 240N.
- Lực kháng nguyên CBR: 1.250N.
Công nghệ sản xuất: Công nghệ gia nhiệt (Vải địa kỹ thuật ART thương hiệu Việt Nam) hoặc công nghệ xuyên kim (Vải địa kỹ thuật TS thương hiệu nhập khẩu có khả năng thoát nước 3 chiều).
Màu sắc và hình dạng:
- Vải địa kỹ thuật ART có màu trắng, vải địa kỹ thuật TS có màu xám tro.
- Gồm các sợi vải liên tục hoặc không liên tục liên kết với nhau một cách ngẫu nhiên.
Vải địa kỹ thuật là loại vải kỹ thuật không dệt và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng nói chung và công trình cảnh quan nói riêng. Được biết đến như là một loại vải không dệt thường được sử dụng để phân tầng giữa các lớp thực vật, đất, đá và vỉ thoát nước trong các công trình. Đặc biệt, lớp vải này còn được dùng để bảo vệ các lớp nền khác nhau trong xây dựng. Vải địa có tính chất đàn hồi cao và được sản xuất với nhiều chủng loại khác nhau. Có thể đáp ứng với mọi yêu cầu của từng loại công trình.
Vải địa kỹ thuật dệt: vải địa dệt PP và vải địa gia cường như bao gồm các loại sau: vải GET5 50/50, GET10 100/50, GET15 150/50,… được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thị trường. Công nghệ dệt vải địa kỹ thuật kiểu PP và vải địa kỹ thuật dệt cường lực cao với cơ lý thường từ 25KN/m trở lên. Vải có độ giảm dài <= 25% khi kéo đứt so với kích thước ban đầu của vải và kích thước lỗ dễ bị xê dịch khi bị tác động lực xiên ngang cộng với lực tập trung, không có tính năng thoát nước.
– Màu sắc và hình dạng:
- Màu đen (đối với PP25 – PP80), màu trắng (ví dụ từ GET 5 trở lên), vải địa dệt PP50 có màu trắng và màu đen.
- Gồm các sợi vải được đan xen một cách có trật tự theo hai chiều phương dọc và phương ngang.
– Ứng dụng:
- Không sử dụng với mục đích lọc nước, thoát nước.
- Ít khi sử dụng làm lớp phân cách nền đất.
- Dùng chủ yếu với mục đích gia cường cho nền đất.
- Hay dùng với lớp trên tiếp giáp với đá để thể hiện tính năng gia cường.
- Dùng ở các đầu cầu, bến cảng, kè….
– Độ phổ biến:
- Ít được sử dụng hơn, chủ yếu sử dụng ở các công trình trọng điểm, cầu cảng, dự án đường lớn, kè quan trọng…
- Các loại vải kỹ thuật dệt hiện có ở thị trường Việt Nam gồm vải địa kỹ thuật dệt GET, vải địa kỹ thuật Hàn quốc, Trung quốc.
- Khối lượng đơn vị trên một m2 lớn hơn vải địa kỹ thuật không dệt.
- Quy cách khổ chuẩn thường là 3.5m.
3. Ứng dụng của vải địa kỹ thuật không dệt trong thi công cảnh quan.
Ngoài những công dụng kể trên, vải địa kỹ thuật không dệt còn được sử dụng để gia cố nền đường, phối hợp với các tấm vỉ thoát nước để nhằm phân cách, lọc, bảo vệ cũng như giúp thoát nước cho sàn bê tông. Vật tư, sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống, từ thủy lợi, giao thông cho đến nông nghiệp.
- Phân cách các tầng trong công trình cảnh quan.
- Chống xói mòn, lọc và thoát nước.
- Gia cố nền đường.
- Khôi phục nền đất yếu.
- Dùng ở lớp phân cách
- Dùng cho công trình kè, đường, trồng cây…
4. Nên mua vải địa kỹ thuật không dệt ở đâu?
Vải địa kỹ thuật không dệt đạt chất lương hiện đang được bán rất nhiều nơi trên thị trường thông qua các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo,… Những trang bán hàng này thường sẽ cung cấp các sản phẩm chính hãng, với nhiều ưu đãi và tích hợp voucher miễn phí vận chuyện. Do vải địa ART có trọng lượng nhẹ nên chi phí vận chuyển trên các sàn thương mại thường rất ít và có thể miễn phí.